banner 3

Kỹ năng sống

Các bài học kỹ năng sống phù hợp với trẻ mầm non

03:33 - 15/11/2023
Chẳng hạn, với việc mặc quần áo, sẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn của cả cha mẹ lẫn trẻ. Để thuận tiện cho trẻ mầm non thực hành kỹ năng này, cha mẹ có thể chọn loại quần áo không có nút, khóa kéo hay thắt lưng.

Các bài học kỹ năng sống phù hợp với trẻ mầm non

Các bài học về giao tiếp, chăm sóc bản thân, giải quyết vấn đề, thể hiện quan điểm cá nhân… được vận dụng sáng tạo sẽ tạo hứng thú học tập cho trẻ.

Theo Tổ chức Liên Hiệp Quốc (UNESCO), kỹ năng sống là năng lực cá nhân để thực hiện đầy đủ các chức năng và tham gia vào cuộc sống hàng ngày. Còn Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho rằng, kỹ năng sống mang tính tâm lý xã hội và kỹ năng về giao tiếp, được vận dụng trong nhiều tình huống hằng ngày để tương tác, giải quyết vấn đề của cuộc sống.

WHO cũng chỉ ra, kỹ năng sống được chia thành hai loại gồm kỹ năng tâm lý xã hội và kỹ năng cá nhân. Với trẻ em, kỹ năng sống thúc đẩy quá trình học tập, tư duy sáng tạo, bao gồm hoạt động hỗ trợ giao tiếp, thuyết trình tư duy, ứng xử, ổn định tâm lý, giải quyết vấn đề, kỹ năng vượt qua khó khăn, bế tắc, sinh tồn...

Thầy Lester Stephens - Hiệu trưởng Trường Quốc tế Saigon Pearl (ISSP), đánh giá, bên cạnh việc cho con học các kiến thức văn hóa ở trường, phụ huynh cũng cần chú trọng giáo dục kỹ năng sống ngay từ khi trẻ còn ở tuổi mầm non. "Các kỹ năng được lựa chọn nên đơn giản, có khả năng áp dụng trong thực tiễn để trẻ hình thành thói quen tốt ngay từ bé", thầy Lester Stephens nói.

Chăm sóc bản thân

"Tự chăm sóc bản thân là một trong những kỹ năng giúp trẻ hình thành tính tự lập ngay từ khi còn nhỏ. Điều này bao gồm thực hiện các nhu cầu cá nhân và vệ sinh cơ bản hàng ngày của trẻ như mặc quần áo, tự ăn, tự đánh răng, đi vệ sinh và chăm sóc đồ dùng cá nhân của họ. Các kỹ năng tự chăm sóc bản thân cho phép trẻ phát triển khả năng sắp xếp các công việc và đồ đạc khi trẻ luyện tập khả năng kiểm soát và phối hợp thể chất để thực hiện các nhiệm vụ phù hợp với sự phát triển của trẻ", cô Alpha Butil, Trưởng khối Mầm non Trường Quốc tế Saigon Pearl, chia sẻ.

Theo Verywell Family (chuyên trang về mang thai và nuôi dạy con cái của Mỹ), khi trẻ bắt đầu thử một hành động bất kỳ, cha mẹ hãy tập trung vào hành trình (phương pháp) của con, thay vì đích đến (kết quả). Trong thời gian đầu, trẻ sẽ mắc sai lầm. Nhiệm vụ của cha mẹ là khuyến khích, dạy dỗ, không đứng ra thực hiện nhiệm vụ thay cho trẻ.

Chẳng hạn, với việc mặc quần áo, sẽ đòi hỏi sự kiên nhẫn của cả cha mẹ lẫn trẻ. Để thuận tiện cho trẻ mầm non thực hành kỹ năng này, cha mẹ có thể chọn loại quần áo không có nút, khóa kéo hay thắt lưng. Các chuyên gia của Verywell Family khuyến khích, nếu trẻ từ 4 tuổi trở lên vẫn đang ăn bằng tay, cha mẹ hãy đưa cho con nĩa hoặc thìa, giải thích việc bạn muốn con sử dụng những thứ này. Nếu trẻ gặp khó khăn, hãy giúp chúng.

Ngoài ra, có những công việc đơn giản mà trẻ có thể làm nhằm tăng cường tính độc lập, tạo cảm giác hoàn thành công việc ở trẻ. Những trẻ nhỏ hơn có thể giúp cha mẹ dọn dẹp đồ chơi, quét nhà, trong khi trẻ lớn hơn có thể giúp cho thú cưng ăn hoặc dọn dẹp giường sau khi ngủ dậy.

Thông qua các hoạt động cho trẻ vui chơi chủ động, trường ISSP hướng đến đào tạo kỹ năng tự lập cho trẻ ngay từ độ tuổi mầm non. Ảnh: ISSP.

Thông qua các hoạt động cho trẻ vui chơi chủ động, trường ISSP hướng đến đào tạo kỹ năng tự lập cho trẻ ngay từ độ tuổi mầm non. Ảnh: ISSP.

Giải quyết vấn đề

Cuộc sống luôn tồn tại những khó khăn mà mỗi cá nhân sẽ đối diện trong suốt cuộc đời, tùy theo từng giai đoạn. Trẻ mầm non cũng có những khó khăn riêng như làm bài tập, học ngôn ngữ, ho, sốt...

Đại diện Trường ISSP cho rằng, với mỗi đứa trẻ, cha mẹ sẽ là người đồng hành cùng con vượt qua khó khăn, thử thách, giúp con sớm tự lập, hòa nhập môi trường mới. Phụ huynh có thể bắt đầu bằng việc tạo cho trẻ thói quen tự đứng dậy sau khi vấp ngã, để cho trẻ tự giải quyết trước khi quyết định hướng dẫn cho trẻ... Các thói quen nhỏ này sẽ tạo tiền đề cho sự phát triển của trẻ sau này. Từ đó, trẻ sẽ hình thành ý thức lạc quan, vững tin giải quyết vấn đề trong mọi tình huống, bản lĩnh hơn.

Cùng với đó, cha mẹ cũng có thể dạy cho trẻ về việc nhận diện, phòng tránh nguy hiểm cho bản thân, không nhận đồ từ người lạ, tránh vật hoặc con vật gây nguy hiểm...

Theo cô Alpha Butil, giáo viên trường ISSP, để phát triển bộ kỹ năng giải quyết vấn đề và tự nhận thức cho trẻ mầm non, cha mẹ nên hướng dẫn trẻ trong quá trình giải quyết vấn đề, đồng thời làm mẫu các kỹ năng giải quyết vấn đề và tích cực. nhận thức. Cha mẹ cần dành thời gian ngồi với con và trò chuyện có chất lượng để các con cùng xử lý với cha mẹ, cùng giải quyết vấn đề bằng cách khám phá nhiều giải pháp khác nhau. Cách tiếp cận này giúp trẻ phát triển tính độc lập. Về mặt phát triển nhận thức bản thân, cha mẹ mang lại tác động to lớn bằng cách mô hình hóa sự tự nhận thức tích cực. Nếu cha mẹ thường xuyên chỉ ra cách cha mẹ quản lý những căng thẳng và vấn đề của bản thân một cách bình tĩnh và sáng tạo, đồng thời chia sẻ với con về quá trình suy nghĩ của chính mình thì trẻ có thể thể hiện và điều chỉnh cảm xúc của chính mình theo những cách sáng tạo.

Giao tiếp

Kỹ năng giao tiếp tập hợp những quy tắc, cách ứng xử, phản hồi... giữa người nói và người nghe nhằm đạt mục đích nhất định. Người có kỹ năng giao tiếp tốt sẽ có mối quan hệ rộng rãi, dễ dàng thăng tiến.

Để bồi dưỡng kỹ năng xã hội cho trẻ, phụ huynh nên học cách lắng nghe con, thể hiện tình yêu thương trọn vẹn đồng thời dạy con thái độ tôn trọng người khác, cũng như sử dụng ngôn từ chuẩn mực, thân thiện.

Trẻ mầm non được tiếp xúc với bạn bè, các hoạt động tập thể để xây dựng kỹ năng giao tiếp. Ảnh: Hà Thanh.

Trẻ mầm non được tiếp xúc với bạn bè, các hoạt động tập thể để xây dựng kỹ năng giao tiếp. Ảnh: Hà Thanh.

Việc chia sẻ, đồng cảm và thường xuyên tổ chức các hoạt động tập thể cùng con cũng là cách để dạy con về kỹ năng giao tiếp. Chẳng hạn, cha mẹ có thể dạy con về việc giúp đỡ, chia sẻ khó khăn với những người có hoàn cảnh kém may mắn như người vô gia cư, trẻ em ở vùng có thiên tai thông qua các hoạt động quyên góp, từ thiện.

Trường Mầm non và Tiểu học Quốc tế Saigon Pearl (ISSP) thường tổ chức sự kiện "Đêm từ thiện Bingo Night" gây quỹ cho tổ chức Friends For Street Children, hoạt động diễu hành cho học sinh thuộc nhiều quốc tịch khác nhau, lễ hội Ẩm Thực Quốc Tế, Tết Trung thu, Tết Nguyên đán. Các chương trình ngoại khóa này được triển khai cả trong giai đoạn giãn cách xã hội và học trực tuyến, nhằm đảm bảo tiến độ phát triển sức khỏe tinh thần và kỹ năng giao tiếp cho trẻ.

Quản lý cảm xúc

Nhóm kỹ năng về quản lý cảm xúc bao gồm kiềm chế cảm xúc, thể hiện quan điểm cá nhân... Nếu được giáo dục đúng, trẻ sẽ có khả năng kiểm soát, chịu trách nhiệm về cảm xúc của mình một cách tốt hơn, trẻ tự nhận biết mình là ai, mong muốn gì, từ đó điều chỉnh cảm xúc bản thân phù hợp hơn.

Theo đại diện trường ISSP, để con học được những kỹ năng này, chính phụ huynh sẽ là người làm gương bằng cách biết làm chủ cảm xúc, bình tĩnh khi giải quyết các vấn đề trong sinh hoạt, giao tiếp với trẻ. Khi trẻ có thái độ không đúng mực, phụ huynh hãy cho trẻ thời gian suy xét, giải thích, khuyên răn. Qua đó, trẻ sẽ hiểu được thái độ, cách cư xử và suy nghĩ của mọi người để điều chỉnh cảm xúc bản thân.

Với tiêu chí lấy trẻ làm trung tâm của việc giáo dục, trẻ mầm non tại Trường Quốc tế Saigon Pearl được làm chủ bản thân thông qua các hoạt động trên lớp. Thay vì là người cầm tay chỉ việc, thầy cô sẽ đồng hành, hỗ trợ và hướng dẫn để trẻ có thể tự thực hiện các hoạt động của mình.

Trong giờ học, học sinh Trường ISSP được chủ động chơi theo nhóm, theo sở thích trong không gian đầy đủ học liệu. Trong khi nhóm này sẽ chơi lego lắp ghép các mô hình ngôi nhà, khu vườn yêu thích, nhóm khác sẽ tham gia vào các trò chơi đố chữ